Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, hiện nay ô tô đang là một trong những phương tiện phổ biến, được nhiều người ưa chuộng khi di chuyển bởi những tiện ích nó đem lại. Tuy nhiên, xe ô tô cũng tiềm tàng những hiểm họa ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sức khỏe, thậm chí là tính mạng nếu không biết cách xử lý. Bài viết dưới đây của KyNangSinhTon.com sẽ cung cấp những kỹ năng thoát hiểm trên xe ô tô mà khó ai có thể bỏ qua.
1. Kỹ năng thoát hiểm khi xe ô tô bị khóa
1.1. Giữ bình tĩnh
Không
ít người dễ dàng lâm vào trạng thái lo lắng, hoảng loạn khi bị kẹt trong không
gian kín, đặc biệt là xe ô tô. Điều này sẽ khiến tinh thần, sức khỏe nhanh
chóng suy kiện, dễ dẫn đến những tình huống nguy hiểm. Trong hoàn cảnh này,
chúng ta nên giữ bình tĩnh, hts thở sâu, quan sát xung quanh, để tìm kiếm cơ hội
tự giải cứu bản thân, hay ra hiệu để nhờ những người bên ngoài trợ giúp.
1.2. Tìm kiếm vị trí mở cửa xe ở khu vực ghế lái
Hiện
nay, nhiều hãng xe đã thiết lập hệ thống an toàn để ở vị trí ghế lái, nhằm giúp
ích trong những tình huống không cắm chìa khóa và xe đã khóa thì vẫn có thể mở
cửa từ bên trong. Tuy nhiên, phải lưu ý, khi mở cửa xe mà không có chìa khóa,
còi báo động của xe sẽ tự động kích hoạt. Cùng với đó, kiểm tra những cánh cửa
khác trên xe, cũng sẽ tăng cơ hội để thoát ra ngoài cho chúng ta.
1.3. Bấm còi vô lăng liên tục
Bên
cạnh đó, việc liên tục bấm vào còi xe trên khu vực vô lăng cũng sẽ giúp chúng
ta gây chú ý tới những người xung quanh. Một trong những nâng cấp an toàn nổi bật
của các dòng xe ô tô hiện nay là còi xe, đèn cảnh báo vẫn sẽ hoạt động khi xe dừng
hoạt động nhờ nguồn điện trực tiếp từ ắc quy.
1.4. Bấm đèn khẩn cấp (Hazard)
Khi
bị kẹt trên xe ô tô, đừng quên hệ thống đèn Hazard (đèn khẩn cấp). Hoạt động với
nguồn điện riêng nên đèn khẩn cấp có thể hoạt động bất cứ lúc nào. Thường nút bấm
của đèn này có hình tam giác, màu đỏ nằm trên khu vực trên buồng lái. Do đó, kết
hợp bấm đèn Hazard và bấm còi sẽ là cách thức cầu cứu cực kỳ hiệu quả.
1.5. Đập cửa kính xe để dễ thoát hiểm
Búa thoát hiểm ô tô thường được bài trí ở gần cửa sổ ô tô, nhằm giúp ích trong những tình huống người trên xe cần thoát ra ngoài. Loại búa phá kính này là dụng cụ chuyên dụng, có phần đầu nhỏ. Chỉ cần tác động một lực lớn lên kính xe bằng loại búa này, cửa kính xe sẽ bị vỡ vụn.
(Xem thêm: Nước làm mát ô tô)
Hơn thế, chất liệu của lớp kính xe ô tô thường
là hạt thủy tinh hữu cơ, khi vỡ sẽ tạo thành những vụn tròn, không có cạnh sắc
nhọn. Do đó, người trên xe có thể dễ dàng thoát thân ra ngoài khi trong những
tình huống nguy hiểm.
2. Cách thoát hiểm khi ô tô đang di chuyển
Những
cảnh nhảy khỏi xe ô tô đang chạy sẽ thực sự ngầu nếu xuất hiện trong phim ảnh,
nhưng đây sẽ là tình huống rất nguy hiểm nếu thực sự xảy ra. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp thoát hiểm trên xe ô tô, người trên xe buộc phải thực hiện cách
này. Vậy làm sao để dùng cách thoát hiểm này nhưng vẫn đảm bảo an toàn?
2.1. Lựa chọn thời điểm thích hợp để nhảy ra khỏi xe
Tìm kiếm vật dụng có thể bảo vệ cơ
thể
Cùng
với việc xác định thời gian thích hợp để nhảy khỏi xe, thì hãy nhanh chóng tìm
trong xe những thứ có thể bảo vệ cho bạn khi thực hiện hành động này. Những vật
dụng được đề xuất trong tình huống này có thể kể đến như: quần áo, vải vóc, giấy
bìa, chăn mỏng, đệm xe, hoặc gấu bông…. Sau đó, chúng ta có thể nhồi những thứ
vào vào cơ thể khi thực hiện nhảy ra khỏi xe.
Chú
ý bao bọc cẩn thận những vị trí như: đầu, cổ, các khớp, tay, chân, vì đây là những
vị trí dễ bị tổn thương. Hãy nhớ rằng, việc nhảy khỏi xe luôn đi kèm với những
rủi ro bất ngờ nên việc chuẩn bị để giảm bớt mọi khả năng va đập là điều hết sức
quan trọng.
Xác định vận tốc của xe
Theo
các nhà nghiên cứu, vận tốc phù hợp để con người thực hiện một cú nhảy khỏi xe
nằm trong khoảng từ 48 km/h - 56 km/h. Do đó, đừng bỏ qua việc xác định vận tốc
của xe nếu bạn không muốn tăng thêm những rủi ro khi thực hiện hành động này.
Trên
thực tế, nếu việc quan sát vận tốc của xe qua công tơ mét bị hạn chế, chúng ta
có thể xác định vận tốc xe qua vận tốc xe di chuyển qua các cột mốc trên đường
hay cây cối, cùng với việc nhẩm tính thời gian để đánh giá tốc độ. Ví dụ xe đi
từ điểm A tới điểm B được 1.6km trong vòng 120 giây thì vận tốc hiện tại của xe
là 48 km/h.
Tìm cách giảm tốc độ xe
Việc
tìm cách để giảm tốc độ xe bằng bất kỳ biện pháp nào là một việc cần làm. Hãy
bình tĩnh, dùng kỹ năng quan sát, đánh giá, điều kiện tình huống, phản xạ bản
thân và kinh nghiệm của mình để tìm ra những biện pháp phù hợp.
2.2. Cách nhảy khỏi xe
Xác định vị trí đất mềm
Để
hạn chế những tai nạn, rủi ro khi nhảy ra khỏi xe, tìm những vị trí đất mềm
như: đồng ruộng, cỏ dày, lá khô, hay đất ẩm,... sẽ là những vị trí thích hợp để
chúng ta có thể nhảy ra khỏi xe.
Mở cửa xe dứt khoát
Trong
những tình huống khẩn cấp, hành động càng dứt khoát thì kết quả sẽ càng khả
quan. Mở cửa xe thật rộng và dứt khoát, và thực hiện thật nhanh động tác nhảy
khỏi xe vì bạn không có thời gian để chần chừ, nếu không muốn mắc kẹt lại trên
xe.
Nhảy theo góc tam giác
Nhảy
theo một góc tam giác khoảng 45 độ về phía trước so với đuôi của ô tô sẽ giảm tối
đa lực quán tính, có thể kéo cơ thể lao theo xe.
2.3. Tư thế tiếp đất an toàn
Khi
thực hiện động tác nhảy, co tròn người lại như trẻ sơ sinh sẽ giúp người trên
xe tiếp đất an toàn nhất. Co tròn người, lấy 2 tay ôm quanh cơ thể cùng đầu, co
chân lên và gập đầu gối sẽ là tư thế chuẩn nhất cho cú tiếp đất.
Bên
cạnh đó, hãy cố gắng tiếp đất bằng lưng để giảm thiểu thương vong. Lưng là bộ
có tiết diện rộng nhất trên cơ thể, nhờ vậy lực tác động sẽ được phân tán đều.
Tuyệt đối không dùng tay, hay chân để tiếp đất vì sẽ tăng lực tác động đến khớp
đồng thời tăng khả năng thương vong.
Khi
tiếp đất, hãy lăn tròn cơ thể để giảm tác động của cú ngã. Cùng với đó, động
tác này cũng giúp giảm chấn thương cho các vùng mô mềm và da.
3. Cách thoát hiểm trong trường hợp ô tô rơi xuống nước
Nguy
cơ tử vong khi bị kẹt trong ô tô khi xe bị rơi xuống nước không phải là hiếm.
Phần lớn nguyên nhân là do người trên xe không có kiến thức để tự cứu bản thân
cùng tâm lý hoảng loạn. Sau đây là các kỹ năng thoát hiểm trên xe ô tô cần biết
khi xe bị rơi xuống nước.
3.1. Điều chỉnh tư thế ngồi khi tiếp nước
Lái
xe cần cố định vô lăng bằng cả hai tay theo vị trí 9-3 giờ. Khi thân xe vừa va
chạm với nước, túi khí trên xe sẽ bung ra. Khi đó, phần đầu của tài xế rất dễ bị
va đập và tạo ra chấn thương. Do đó, mỗi lái xe phải nhớ cơ chế bung của túi
khí chỉ diễn ra trong vòng 0.04 giây sau khi được kích hoạt. Điều này yêu cầu
tài xế phải tỉnh táo và phản xạ cực nhanh.
3.2. Tháo dây an toàn
Khi
ô tô bị rơi xuống nước thì việc tất cả mọi người trong xe nên làm là tháo dây
an toàn ngay lập tức.
3.3. Nhanh chóng mở cửa sổ
Người
trên xe cần nhanh chóng mở cửa sổ xe khi xe vẫn hoạt động trong khoảng 2 - 3
phút để có thể thoát ra ngoài.
3.4. Đập vỡ cửa sổ
Nếu
cửa sổ của bạn bị kẹt và không mở được, thì việc tìm cách phá vỡ cửa sổ cần phải
thực hiện ngay sau đó. Hãy tập chung vào những cửa phụ hay phần kính sau xe vì
đây sẽ là những vị trí dễ phá. Dùng búa thoát hiểm có sẵn trên xe hay những vật
như: cờ lê, tua vít lớn... hay bất cứ vật có cạnh nhọn để đập cửa kính thoát
thân.
3.5. Thoát ra ngoài xe
Khi
đã tìm được đường ra ngoài, chúng ta cần hít 1 hơi thật sâu và bơi ra ngay khỏi
xe khi có cơ hội. Nước sẽ tràn vào nhanh chóng, nên người trong xe nên bỏ lại
những vật dụng không cần thiết để có thể nhanh chóng bơi ra ngoài, bảo vệ tính
mạng của bản thân.
Những
hiểm họa có thể đến từ rất nhiều lý do, nên mỗi chúng ta nên học cách để chiến
đấu với nó ngay từ khi nó chưa diễn ra. Tập trung ghi nhớ và trau dồi kỹ năng
thoát hiểm trên xe ô tô sẽ giúp mỗi chúng ta bảo vệ được bản thân an toàn hơn
trong mọi tình huống. Hãy tiếp tục theo dõi kênh thông tin của KyNangSinhTon.com
để biết thêm những kỹ năng cần thiết khi vận hành xe ô tô bạn nhé.
Nguồn: KyNangSinhTon.com